Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sở hữu cho mình các trang web riêng với giao diện ấn tượng cùng nhiều tính năng tiện ích. Thiết kế website chuyên nghiệp sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cho người dùng và thúc đẩy quyết định mua hàng của họ. Thế nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm, đặc biệt là vấn đề bảo mật. Website bị xâm nhập không chỉ đánh mất thông tin khách hàng mà còn gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm bảo mật website là gì? Các phương pháp giúp bảo mật website hiệu quả nhé!
Bảo mật website là gì? Vì sao cần bảo mật website?
Bảo mật website là yếu tố rất quan trọng, đảm bảo tính an toàn cho trang web của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng. Để tránh khỏi sự tấn công của hacker, các nhà quản trị nên thường xuyên kiểm tra và xây dựng hệ thống bảo mật an toàn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã và đang bảo mật trang web của mình theo cách tốt nhất để sở hữu nó một cách trơn tru.
Vì sao cần bảo mật website?
Nhiều người vẫn chủ quan với vấn đề bảo mật website khi nghĩ rằng website của mình không có nhiều dữ liệu quan trọng. Thế nhưng sự cố bị các hacker tấn công là điều không thể nói trước. Một website bị tấn công lớp bảo mật gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc:
- Rò rỉ thông tin, dữ liệu doanh nghiệp (chiến lược kinh doanh, thông tin nhân sự,…), khách hàng
- Mất quyền quản trị trang web, hoạt động kinh doanh trực tuyến.
- Bị ngắt quãng các chiến lược quảng cáo trên website.
- Gây ảnh hưởng xấu đến thứ hạng SEO của website
- Làm xấu uy tín và thương hiệu doanh nghiệp .
Những lỗ hổng web cơ bản thường gặp
Một số điểm yếu nằm trong cấu hình và thiết kế của hệ thống, hoặc lỗi lập trình viên,…sẽ dẫn tới các lỗ hổng bảo mật. Hacker sẽ lợi dụng chúng để tấn công, phá hoại các trang web.
Cross Site Scripting (XSS)
Hacker sẽ chèn các đoạn Script độc hại vào trang web. Họ có thể dùng XSS để gửi script độc hại tới bất kỳ người dùng để lấy keylogging, cookie, lừa đảo,…
SQL Injection
Tin tặc có thể lợi dụng lỗ hổng của việc không bảo mật trang web để inject (tiêm vào) và thi hành các câu lệnh SQL bất hợp pháp. SQL Injection cho phép chèn, xóa, cập nhật,…trên cơ sở dữ liệu của trang web.
Local file inclusion
trang web thường dùng các biến để lưu địa chỉ file. Lỗ hổng này xảy ra khi giá trị của biến được thay thế bởi đường dẫn tới một file khác. Tin tặc từ đó có thể truy cập trái phép vào các file nhạy cảm hay thực thi các file độc hại trên web server
Các phương pháp giúp bảo mật website hiệu quả
Bảo mật SQL injection
SQL injection là một hình thức tấn công website phổ biến dựa trên những thao tác form web. Các nội dung này thường không được mã hóa chính xác và công cụ hacking phá hoại dựa trên các điểm yếu này.
SQL là ngôn ngữ gần như phổ quát của cơ sở dữ liệu cho phép thao tác, lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Dĩ nhiên, các cơ sở dữ liệu như MySQL, MS SQL Server, Oracle,…cũng phải chịu cuộc tấn công SQL injection.
Cách phòng SQL injection phổ biến hiện nay được tạo thành từ 2 thành phần. Một là thường xuyên cập nhật lỗi của các máy chủ, ứng dụng. Tiếp đó là sản xuất và sử dụng tốt source code, kiểm thử source code trang web.
Bảo mật website với XSS
Tấn công XSS hay tấn công JavaScript độc hại vào trang web của bạn. Từ đó chạy trong trình duyệt người dùng và có thể ăn cắp hoặc thay đổi thông tin. Bạn cần chắc chắn rằng người dùng không thể chèn các nội dung JavaScript vào website đang hoạt động của bạn.
Đây là điều bạn cần quan tâm trong các ứng dụng web hiện đại, nơi các website chủ yếu được xây dựng từ nội dung người dùng và ở nhiều trường hợp tạo ra HTML. Các frameworks này đôi khi có thể tạo ra những đường tấn công mới phức tạp.
Cách giải quyết ở đây là tập trung vào môi trường do người dùng tạo ra có thể thoát ra khỏi giới hạn bạn mong đợi. Content Security Policy (CSP) là một công cụ mạnh mẽ khác trong hộp công cụ của XSS Defender. CSP là một thuộc tính máy chủ của bạn có thể trả về trình duyệt. Điều này làm cho các tập lệnh của tin tặc khó làm việc hơn, ngay cả khi chúng có thể đưa vào trang web của bạn.
Cài đặt mật khẩu đạt tính mạnh
Mật khẩu mạnh là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để bảo mật website. Khi tạo nick vào trang web hay các nick mới, bạn vẫn sẽ thấy có các yêu cầu hiển thị cho mật khẩu của bạn. Mật khẩu càng mạnh sẽ càng khó bị tấn công.
Tương tự, với mật khẩu dùng để truy cập vào quản trị trang web, để tránh lỗ hổng bạn cũng cần đặt mật khẩu phức tạp. Tốt hơn hết là nên đổi mật khẩu vài tháng 1 lần nhé.
Thường xuyên cập nhật nền tảng website
Các nền tảng website thường cung cấp bản nâng cấp định kỳ với mục đích bổ sung tính năng mới, tạo ra các bản “fix lỗi”, nâng cấp bảo mật,…Thế nên, hãy coi việc cập nhật trang web là một việc làm “thiết yếu” để đảm bảo tính an toàn cho website.
Chống mã độc và virus cho website
Các mã độc hay virus đều là mối nguy hại đối với trang web của doanh nghiệp. Việc thực hiện các phần mềm quét virus định kỳ và thường xuyên đối với website là việc là mỗi doanh nghiệp hay cá nhân đều có thể chủ động thực hiện để ngăn chặn kịp thời các lỗ hổng bảo mật của website.
Xét duyệt khi upload file lên trang web
Các hành động tải file bất kỳ đều có thể mang đến những rủi ro về vấn đề bảo mật cho trang web. Mỗi file được upload lên web đều có thể chứa những dòng mã độc.
Thế nên mỗi lần update file lên trang web, hãy kiểm tra và xét duyệt cẩn thận. Tốt nhất không nên up các tệp có đuôi khó xác định bởi các định dạng lạ, dung lượng lớn.
Bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công DDoS
DDoS là cuộc tấn công dùng nhiều máy tính vệ tinh vào máy chủ với mục đích làm quá tải server, gián đoạn việc truyền tải thông tin, ảnh hưởng tới khả năng truy cập vào website của bạn.
Tuy không đánh cắp dữ liệu hoặc phá hỏng cấu trúc của website, thế nhưng các cuộc tấn công DDoS cũng tạo ra rất nhiều hệ quả xấu cho trang web. Thế nên, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch ngăn chặn cũng như xử lý kịp thời trước các cuộc tấn công DDoS này.
Tự động tạo các bản sao lưu định kỳ
Có không ít sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển website, khiến website bị mất dữ liệu và không thể kịp thời khôi phục lại. Nguyên nhân có thể là do virus, các cuộc tấn công bảo mật website, nguồn điện trục trặc,…Hiển nhiên, một bản sao lưu dữ liệu web sẽ là giải pháp hữu hiệu trong những trường hợp này.
Mua chứng chỉ bảo mật SSL
Đăng ký SSL cũng là một cách giúp website bảo mật tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn cho mình đơn vị cung cấp uy tín để được cung cấp dịch vụ mua SSL cho website phù hợp nhất!
Bạn có thể lựa chọn ứng dụng hoặc phần mềm hỗ trợ sao lưu website định kỳ phù hợp, đối với website đào tạo bán khóa học bạn nên sao lưu thường xuyên để không bị mất dữ liệu. Sapo web là một trong những công cụ hỗ trợ trang web tự động tạo các bản sao lưu định kỳ hiệu quả. Hoặc bạn có thể tham khảo tại Mona Cloud – đây là một đơn vị chuyên cung cấp hosting giá rẻ, hỗ trợ các kỹ thuật website tốt nhất thị trường.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm Bảo mật website là gì? Các phương pháp giúp bảo mật website hiệu quả. Có rất nhiều CMS có tính năng bảo mật web sẵn có, thế nhưng ý tưởng tốt vẫn là cần có kiến thức về các lỗ hổng bảo mật để có thể chủ động bảo vệ website của mình. Nếu không am hiểu về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với các công ty thiết kế web uy tín để họ thực hiện bảo mật website cho bạn.
Xem thêm: Tại sao phải nâng cấp website