Thẻ Meta Description có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến việc đưa bài viết tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ cần nội dung Content SEO của bạn tốt là đủ.Tuy vậy, thẻ mô tả mới chính là chiếc “chìa khóa” giúp người dùng đưa ra quyết định click xem trang của bạn. Vậy Meta Description là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu 10 cách viết thẻ mô tả hay nhất 2023.
Thẻ Meta là gì? Meta Description là gì?
Để có thể hiểu rõ hơn về Meta Description là gì, đầu tiên bạn phải biết rõ về khái niệm thẻ Meta. Thẻ Meta hay Meta Tag được hiểu là đoạn văn bản mô tả nội dung của trang giúp cho những công cụ tìm kiếm biết website nói về vấn đề gì. Thẻ Meta trong SEO được chia ra thành 4 loại như sau:
- “Meta Keywords”: Đây là một loạt các từ khóa có liên quan đến trang đang được đề cập.
- “Meta title”: Đây là văn bản người dùng sẽ thấy ở đầu trình duyệt của bài viết và những công cụ tìm kiếm xem văn bản này là tiêu đề của trang.
- “Meta Description“: Đoạn mô tả ngắn gọn, dễ hiểu về nội dung của bài viết.
- “Meta Robots”: Đây là chỉ dẫn cho trình thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm về những điều họ nên làm với trang.
Thẻ Meta Description (Đoạn trích) có nghĩa là thẻ mô tả tóm tắt nội dung của bài viết có độ dài trong khoảng từ 155 đến 160 ký tự. Loại thẻ này hỗ trợ người dùng có thể tìm ra kết quả phù hợp nhất với nhu cầu. Bên cạnh đó, thẻ mô tả trong WordPress sẽ được xuất hiện bên dưới tiêu đề trang mỗi khi có người dùng nhập từ khóa tìm kiếm vào thanh công cụ trên Internet.
Meta Description quan trọng như thế nào?
Khi thẻ Meta Description được viết ngắn gọn, dễ hiểu, mô tả đúng trọng tâm nội dung văn bản sẽ giúp người đọc và công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn về chủ đề bài viết.Hơn thế nữa, bạn còn có thể đạt được những lợi ích dưới đây:
- Hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung để xếp thứ hạng bài viết tốt hơn.
- Thu hút người dùng truy cập vào trang web, nhờ đó giúp gia tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trên cả Google cũng như các nền tảng mạng xã hội.
- Tối ưu trải nghiệm người dùng, hỗ trợ người dùng nhanh chóng nắm được nội dung sắp truy cập.
Bỏ quên thẻ Meta Description
Việc bỏ quên thẻ mô tả trong bài viết là một trong những lỗi thường gặp trong quá trình SEO mà bạn cần phải khắc phục ngay. Bởi lẽ, thẻ mô tả sẽ được hiển thị trong phần kết quả tìm kiếm, giúp tóm tắt nội dung mà bạn muốn truyền đạt đến người dùng, kích thích người dùng click vào bài viết.
Nếu bạn không viết đoạn mô tả này thì Google sẽ chọn một nội dung bất kỳ trong bài viết để chèn vào, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến lượt click vào bài viết.
Viết thẻ mô tả hời hợt
Việc viết nội dung thẻ Meta Description quá hời hợt và không liên quan đến nội dung bài viết sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm thiếu chính xác. Một số chuyên gia hàng đầu trong ngành SEO khuyên bạn nên cẩn thận, đừng thay đổi theo phong trào để thêm vào hay xóa đi thẻ Meta Description của mình bởi các thông tin sau đây:
- Vào năm 2015, Google yêu cầu một thẻ mô tả chỉ nên có tối đa từ 150-160 ký tự. Nếu bạn viết nội dung dài hơn thì Meta Description sẽ tự động bị rút ngắn.
- Vào cuối tháng 11/2017, một số công cụ của RankRanger đã tăng độ dài của thẻ Meta Description lên đến 230 ký tự.
- Tiếp theo vào đầu năm 2018, có một số bài blog đã đưa tin về việc Google đưa ra quyết định thay đổi độ dài thẻ Meta Description từ 160 lên 320, ngoài ra còn có thông tin là 375 ký tự.
Hướng dẫn cách thêm Meta Description vào website
Các thẻ mô tả thường sẽ không xuất hiện trực tiếp trên website, vì vậy bạn cần nhập chúng vào hệ thống quản lý nội dung (CMS) cho toàn bộ các trang trên trang web của mình. Hiện nay, trang web rất đa dạng cho nên chúng tôi sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm hữu dụng dưới đây cho bạn.
Thêm thẻ Meta Description vào website WordPress ở tab SEO
Khi bạn muốn thêm thẻ Meta Description vào hệ thống quản lý nội dung (CMS), bạn hãy để ý bên dưới thanh Tab SEO sẽ có một mục trống để bạn nhập nội dung thẻ mô tả. Khi viết mô tả, bạn phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, đúng trọng tâm để bài viết của bạn dễ dàng tiếp cận người dùng và được Google xếp thứ hạng cao trong thứ hạng tìm kiếm.
Thêm thẻ Meta Description bằng công cụ Plugin Yoast SEO
Thêm thẻ Meta Description bằng công cụ Plugin Yoast SEO là một trong các cách thêm và thay đổi nội dung của thẻ mô tả trong website WordPress. Sau khi đã tiến hành cài đặt và thiết lập Yoast SEO, bạn cần thực hiện các thao tác như dưới đây:
- Bước 1: Lựa chọn một trang có sẵn hoặc tự tạo ra một bài viết mới
- Bước 2: Điều chỉnh Yoast SEO
- Bước 3: Tạo ra đoạn Meta Description chất lượng
- Bước 4: Lưu nháp sau đó xuất bản trên các Platforms mà bạn mong muốn
Bật mí cách viết thẻ mô tả thu hút mọi khách hàng
Dưới đây là một số cách viết thẻ Meta Description thu hút nhất mọi khách hàng. được tổng hợp từ những chia sẻ của Mona SEO – Công ty dịch vụ SEO Top 1 uy tín.
Nội dung bổ ích, hấp dẫn đúng nhu cầu của người tiêu dùng
Một bài viết có nội dung phần thẻ Meta Description bổ ích, đúng nhu cầu người dùng chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và hỗ trợ tăng cường tỷ lệ nhấp chuột cao. Thứ hạng của bài viết SEO cũng có vị trí cao hơn trên trang tìm kiếm. Nội dung bên trong của bài viết cũng sẽ được người dùng nhìn nhận và đánh giá một cách tích tích cực nếu thẻ Meta Description đúng trọng tâm tìm kiếm và chuẩn SEO.
Thẻ Meta Description không được trùng lặp ở bất kỳ đâu
Mặc dù sao chép thẻ mô tả sẽ không khiến bạn bị phạt. Tuy vậy, tốt nhất là mỗi trang nên có riêng một thẻ Meta Description và không được trùng lặp ở bất kỳ đâu.
Nếu toàn bộ trang của bạn có mô tả meta tương tự rất dễ gây hiểu lầm nhiều hơn hữu ích. Nếu bạn không có nhiều thời gian để viết và tối mô tả Meta Description cho mỗi trang, bạn có thể cho phép Google tự động tạo ra chúng. Dựa trên các truy vấn, Google sẽ lấy tự động các phần có liên quan của nội dung trên trang của bạn để làm nổi bật nội dung đó trong đoạn mô tả.
>>> Lưu ý: Một số trang chủ chốt của trang web như trang chủ, trang danh mục… rất cần bạn viết thẻ mô tả riêng biệt và không được trùng lặp. Cũng như các thẻ title, điều quan trọng là các thẻ Description trên mỗi trang là duy nhất.
Có kêu gọi và hành động trên trang
Trên thực tế những lời kêu gọi hành động chẳng hạn xem thêm, mua ngay, dùng thử ngay,… vào trong phần thẻ meta sẽ thu hút người dùng. Nhưng cũng không vì thế mà bất kỳ đoạn mô tả nào cũng chèn hành động vào sẽ gây cứng nhắc mà phải kết hợp nhuần nhuyễn các từ ngữ hợp lý đọc vào mượt mà, thu hút được người đọc. Đây là một cơ hội để mời gọi người dùng đến website của bạn để tiếp tục theo dõi nội dung hay ho có trong bài.
Thẻ Description nên chứa từ khoá chính của bài viết, không bao gồm dấu câu
Trong nội dung của thẻ Description bắt buộc phải chứa từ khóa chính của bài viết phục vụ việc tối ưu chuẩn SEO sau này. Nguyên nhân là bởi khi người dùng tìm kiếm những thông tin theo từ khóa thì nó cũng sẽ được in đậm ở thẻ Meta Description hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Và đây chính là yếu tố hỗ trợ cho người dùng có thể biết được bài viết của bạn có đúng với nội dung tìm kiếm của người dùng hay không.
Một thẻ mô tả tốt không những phải chứa từ khóa chính của bài viết mà còn cần làm tốt nhiệm vụ quảng cáo và thu hút người dùng. Bởi người dùng khi cần tìm kiếm chủ đề nào đó sẽ có rất nhiều kết quả khác nhau trả về. Nếu bài viết của bạn lọt top trên trang tìm kiếm sẽ giúp cho trang web của bạn tiếp cận được với nhiều người dùng hơn.
Bên cạnh đó, đoạn mô tả của bạn sẽ bị Google cắt bớt khi hiển thị trên SERPs nếu bạn sử dụng các dấu ngoặc kép trong HTML. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn có thể thay thế bằng việc sử dụng các ký tự thực thể trong HTML.
Những điều cần tránh khi viết thẻ Meta Description
Thẻ mô tả quá ngắn
Mặc dù sự ngắn gọn là điều ưu tiên, nhưng bạn cũng nên tận dụng tối đa giới hạn ký tự được cho phép để viết sao cho vừa tóm tắt và vừa quảng cáo nội dung.
Rất có thể những công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá các thẻ Description ngắn là thiếu nội dung và có chất lượng không tốt.
Điều này làm ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn và chắc chắn nhất là phần mô tả sẽ bị thay thế bằng một nội dung mà Google lựa chọn.
Nhồi nhét từ khóa
Nhồi các từ khóa giống nhau vào nội dung website là cách SEO thẻ Meta Description rất sai lầm. Đây là lỗi Meta Description thường hay gặp nhất và tuyệt đối nên ở những người làm SEO.
Giải pháp hay nhất là kết hợp một từ khóa hoặc cụm từ chính vào trong phần mô tả trang của bạn giúp nhất quán với tiêu đề và URL của bạn.Việc nhồi nhét từ khóa có thể làm giảm thứ hạng tương tự với các thẻ mô tả không được căn chỉnh dòng hoặc bị trùng lặp content.
Meta Description quá dài
Nguyên tắc chung cho độ dài thẻ Description thường chỉ tối đa là 160 ký tự trên máy tính bàn và khoảng 120 ký tự trên thiết bị di động.
Do đó, ngay cả khi bạn có đoạn mô tả lý tưởng nhất từng được viết. Nhưng Google cũng sẽ cắt bớt nó và nhiều khả năng bạn sẽ phải viết lại toàn bộ nếu đoạn mô tả vượt quá những giới hạn số ký tự này.
Cho dù thẻ Meta Description có ngắn gọn và thu hút nhưng quan trọng nhất vẫn là từ khóa phải hấp dẫn.
Thẻ Meta Description chính là giải pháp tạo ra sự khác biệt cho trang của bạn với đối thủ, đây là yếu tố tiếp thị đầu tiên trên các công cụ tìm kiếm. Mặc dù chúng không tác động trực tiếp đến thứ hạng, nhưng cũng sẽ giúp bài viết trở nên nổi bật và chuyên nghiệp hơn khi hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Khi được tối ưu đúng cách, thẻ mô tả sẽ phát huy tác dụng thu hút lượt truy cập và gia tăng tỷ lệ CTR. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được thẻ Meta Description là gì và cách thức để viết Meta Description hay nhất.
Đọc thêm: