Các dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết dạ dày

Sức khỏe đường tiêu hóa thường không được người Việt quan tâm nhiều. Vậy nên các bệnh lý về xuất huyết dạ dày rất phổ biến hiện nay, đặt biệt là đối với người già. Bệnh xuất huyết dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Bài viết dưới đây, Color World Web Design sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bênh này để có cách phòng ngừa hiệu quả.

Tổng quan về bệnh xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến chảy máu, khiến bạn nôn ra máu thậm chí đi ngoài ra máu hay phân đen. 

Xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm đến tính mạng, các vết thương do viêm loét dạ dày sẽ rất khó cầm máu nếu không điều trị kịp thời. 

Nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nằm trong khoảng 20 đến 50 tuổi. Ngoài ra, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nếu bị virus, vi khuẩn xâm nhập cũng sẽ mắc bệnh này. 

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Đây là nguyên nhân gây chảy máu dạ dày phổ biến nhất. Nếu viêm loét dạ dày và tá tràng không được điều trị lâu ngày sẽ khiến tình trạng xuất huyết dạ dày rất nghiêm trọng.
  • Lạm dụng rượu bia: Đây là nguyên nhân chính làm đàn ông có xu hướng mắc xuất huyết dạ dày nhiều hơn phụ nữ. Khi uống nhiều rượu bia, các niêm mạc của dạ dày tăng thẩm thấu và gây tình trạng chảy máu.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh như ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ sẽ tăng kích thích và tác động xấu đến dạ dày. Nếu tiêu thụ các loại thực phẩm này trong thời gian dài khiến vết loét trên niêm mạc thêm trầm trọng và chảy máu nhiều hơn.
  • Tác dụng phụ của kháng sinh: Với những người mắc bệnh phải điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài, nguy cơ xuất huyết dạ dày rất cao. Bởi thuốc kháng sinh thường tổn thương dạ dày và gây viêm loét niêm mạc.
  • Ung thư dạ dày: Bệnh ung thư dạ dày thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhưng biểu hiện ban đầu của bệnh thường là xuất huyết dạ dày.
  • Stress kéo dài: Việc cơ thể liên tục gặp căng thẳng, stress sẽ làm người mắc kiệt sức, mệt mỏi. Từ đó làm dịch vị ở dạ dày tiết ra nhiều hơn và không thể kiểm soát được.
  • Bệnh lý về đường tiêu hoá khác: Bệnh viêm ruột, túi thừa nếu mắc phải cũng khiến cơ thể người bệnh xuất huyết dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết dạ dày cần nắm

Dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết dạ dày cần nắm

Đau nặng vùng thượng vị

Xuất huyết dạ dày do tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ gây ra những cơn đau vùng thượng vị. Các cơn đau này diễn ra nghiêm trọng và lan rộng khắp vùng bụng. Nếu xuất hiện những cơ đau bụng dữ dội, căng cứng ổ bụng khiến mặt mày tái nhợt, vã mồ hôi lạnh thì cần đi cấp cứu kịp thời.

Thay đổi sắc tố da

Xuất huyết dạ dày sẽ khiến cơ thể chuyển hoá chậm, hấp thu chất dinh dưỡng kém. Kết hợp với việc mất máu do xuất huyết nên cơ thể sẽ thay đổi màu da nhanh chóng, da xanh xao, nhợt nhạt thiếu sức sống, sức khỏe kém đi hay mệt mỏi.

Buồn nôn, nôn ra máu

Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết dạ dày dễ thấy nhất. Đầu tiên bệnh nhân sẽ có cảm giác đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, sau đó nôn ra thức ăn kèm máu tươi hoặc máu màu đen. 

Nếu gặp tình trạng này, cần phải nhanh chóng gọi hoặc liên hệ đến các đơn vị cho thuê xe cấp cứu để thuê xe cứu thương đưa bệnh nhân đến bệnh viện để giảm cơn nôn, bù nước và cầm máu.

Đi ngoài ra máu

Bên cạnh việc nôn ra máu, người mắc xuất huyết dạ dày cũng thường đi ngoài ra máu và máu sẽ có màu đen như bã cà phê. Ngoài ra phân có mùi khó chịu, nếu phân có màu vàng đen sậm thì chứng tỏ tình trạng xuất huyết dạ dày càng nặng.

Thiếu máu

Chảy máu dạ dày nhiều và kéo dài khiến cơ thể thiếu máu. Khi thiếu máu, người bệnh thường hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, tụt huyết áp, vã mồ hôi. 

Điều trị bệnh xuất huyết dạ dày

Điều trị bệnh xuất huyết dạ dày

Sau khi nắm được các dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết dạ dày thì cần quan tâm đến cách điều trị bệnh kịp thời. 

  • Trường hợp bệnh nhẹ: Thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc và điều trị tại nhà.
  • Trường hợp bệnh nặng: Cần cầm máu ngay để không làm mất lượng lớn máu, đặc biệt là những bệnh nhân bị xuất huyết do vi khuẩn Hp gây nên. Sau khi cầm máu, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm. 

Dù là xuất huyết dạ dày nặng hay nhẹ, các bệnh nhân đều cần tích cực điều trị theo đúng phác đồ được chỉ định của bác sĩ kết hợp chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý thì bệnh mới nhanh chóng thuyên giảm. 

Đặc biệt người Việt thường hay truyền tai nhau các bài thuốc dân gian trị xuất huyết dạ dày nhưng thiếu cơ sở khoa học, vậy nên hãy cẩn trọng khi sử dụng các bài thuốc đó. Nếu bạn muốn điều trị theo Đông y thì hãy đến các cơ sở có uy tín để khám và chữa bệnh. 

Phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày hiệu quả

Theo lời chia sẻ của các bác sĩ chuyên điều trị và chăm sóc người cao tuổi bị bệnh xuất huyết dạ dày thì căn bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả từ lối sống hằng ngày. Bạn sẽ không cần tìm hiểu dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày khi duy trì tốt các thói quen sau:

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Cách bổ sung dinh dưỡng chính là yếu tố quyết định lớn đến việc bạn có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết dạ dày cùng những bệnh lý về đường tiêu hoá khác hay không. Bạn phải ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ và luôn ăn chín, uống sôi. Hãy tiêu thụ nhiều rau xanh, thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất, chất xơ để tránh co bóp dạ dày. 

Hạn chế ăn nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt và không nên ăn nhiều đồ muối chua, lên men hay các loại trái cây có vị chua. Tránh uống nước ngọt, đồ uống có gas hay rượu bia. Nên ăn nhạt, ít ăn thực phẩm chế biến sẵn. Không ăn khuya và nên ăn tối trước khi ngủ 3 giờ đồng hồ. Đặc biệt hãy giữ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn để phòng ngừa nhiễm virus.

Dùng thuốc Tây đúng cách

Không phải ai cũng có một sức khỏe trời phú ít bệnh tật. Nếu chẳng may bạn mắc các bệnh cần điều trị lâu dài, đòi hỏi phải sử dụng thuốc hằng ngày thì cần tuân theo một số lưu ý sau để hạn chế tối đa tình trạng xuất huyết dạ dày do tác dụng phụ của thuốc. Một số lưu ý đó như sau:

  • Không tự ý mua bất kỳ loại thuốc nào để sử dụng mà không có chỉ định của bác sỹ.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất uống cũng như theo thời gian bác sĩ đã quy định.
  • Tránh uống thuốc khi bụng đói hoặc trước khi đi ngủ.
  • Nên uống thuốc với nước lọc và uống nhiều nước để giảm kích thích niêm mạc dạ dày. 
  • Ngay sau khi dùng thuốc nếu gặp bất kỳ hiện tượng lạ, gây khó chịu nào trên cơ thể thì phải dừng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ.

Sinh hoạt lành mạnh

Bạn nên từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, thức khuya hay làm việc quá sức. Nên duy trì ngày ngủ đủ 7-8 giờ và ngủ đúng thời gian quy định. 

Thường xuyên bỏ ra 15-30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Hoạt động này giúp tăng cường cơ thắt dạ dày và đường ruột, cũng như làm giảm stress lên hệ thần kinh trung ương. Nên có kế hoặc ăn kiêng nếu đang bị thừa cân hoặc có chế độ quản lý vóc dáng cân đối. 

Trên đây là chia sẻ về các dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết dạ dày. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này và chủ động phòng tránh hiệu quả.

You may also like...

Popular Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *