Như đã nói trong những bài viết trước đó, nếu muốn thiết kế website bạn cần phải đăng ký tên miền. Có thể bạn chưa biết, mỗi tên miền sẽ có một vòng đời riêng. Và tên miền Việt Nam có các giai đoạn khác so với tên miền quốc tế. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nên sử dụng tên miền tiếng Việt, cũng có lúc cần dùng domain quốc tế để mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
Vậy, bạn có biết tên miền quốc tế là gì? Chi tiết vòng đời của tên miền quốc tế sẽ như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Tên miền quốc tế là gì?
Nhìn chung, tên miền Việt Nam hay domain quốc tế đều khá giống nhau. Đó là đường link để khách hàng truy cập vào website của bạn. Tên miền quốc tế thay thế cho địa chỉ IP, nếu không có thì khách hàng sẽ không biết tới và truy cập vào trang web.
Tên miền quốc tế là domain được cấp bởi tổ chức ICANN – tập đoàn internet và cấp số tên miền. Bởi vậy, mọi hoạt động liên quan tới domain như cho phép đăng kí, thu hồi, xử lý đều phải liên quan tới tổ chức này. Hiện nay, domain quốc tế được sử dụng rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới. Bất kì ai có nhu cầu đều được phép đăng kí sử dụng domain quốc tế.
Có bao nhiêu loại tên miền quốc tế?
Người ta thường phân loại tên miền dựa theo phần mở rộng (là phần đuôi phía sau dấu chấm). Đối với domain quốc tế, có thể chia ra thành những domain sau:
- .com: đây là domain phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Có thể thấy phần mở rộng .com là từ viết tắt của “thương mại”, bởi vậy bất kì doanh nghiệp hay tổ chức thương mại nào dùng domain này đều tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng.
- .net: nếu như đuôi .com phổ biến ở mọi lĩnh vực, thì domain có phần mở rộng .net thường liên quan tới lĩnh vực mạng lưới internet. Do đó nó được các công ty cung cấp dịch vụ internet, công ty thiết kế website ưa dùng.
- .org: đây là domain thường dùng bởi các tổ chức, bao gồm tổ chức phi lợi nhuận hoặc thương mại.
- .info: những website sử dụng domain này chủ yếu là trang chia sẻ thông tin ở một lĩnh vực nào đó.
- .edu: những website có tên miền .edu là trang web của các tổ chức giáo dục, đào tạo.
- .name: domain quốc tế có tên .name chỉ sử dụng cho cá nhân, không được dùng cho doanh nghiệp hay tổ chức.
Chi tiết vòng đời của tên miền quốc tế
Không giống như tên miền Việt Nam, vòng đời của tên miền quốc tế gồm 6 giai đoạn như sau:
Giai đoạn tên miền tự do
Đây là giai đoạn đầu tiên khi domain đang ở trạng thái tự do, tức là chưa được ai đăng kí. Bởi vậy, bất kì cá nhân hay tổ chức nào có nhu cầu đều được đăng kí. Ai nhanh tay đăng kí trước thì sẽ được sở hữu tên miền.
Tên miền bạn muốn có cần phải hợp lệ và đảm bảo những tiêu chí sau: số lượng kí tự không vượt quá 253, tên miền gồm các chữ từ a đến z, các số từ 0 đến 9 và dấu “-”.
Giai đoạn tên miền được đăng kí
Đây là giai đoạn tên miền đã được đăng kí và website có thể sử dụng được domain này để làm địa chỉ. Thông thường, mỗi tên miền được sử dụng từ 1 đến 10 năm tuỳ theo nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gia hạn tiếp để sử dụng được lên tới 50 năm.
Giai đoạn tên miền hết hạn
Sau một thời gian sử dụng thì tên miền đã trở nên hết hạn. Vì thế bạn sẽ thấy trang web bị trục trặc hoặc email không hoạt động. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng vì nhà cung cấp sẽ thông báo khi domain của bạn gần hết thời gian sử dụng.
Giai đoạn tên miền gia hạn
Sau khi tên miền quốc tế hết hạn, nếu bạn vẫn còn nhu cầu sử dụng thì phải gia hạn thêm. Thủ tục gia hạn cũng khá đơn giản tuy nhiên cần phải chờ đợi trong một khoảng thời gian. Nhìn chung, bạn sẽ chờ đợi trong thời gian từ 1 tháng tới 45 ngày. Khi domain ở trạng thái gia hạn thì website của bạn không hoạt động được nhưng không ai được quyền đăng kí tên miền này.
Giai đoạn tên miền chờ chuộc
Sau khi kết thúc thời gian gia hạn mà bạn không thực hiện gia hạn thêm thì tên miền sẽ chuyển sang trạng thái chờ chuộc. Và để chuộc lại tên miền nhằm tiếp tục sử dụng, bạn cần phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc này.
Giai đoạn chờ xoá tên miền
Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng tiếp và không chuộc tên miền thì sẽ bước vào giai đoạn chờ xoá. Sau đó, tên miền sẽ được giữ khoảng 5 ngày và xoá hoàn toàn. Sau khi kiểm tra domain không bị vi phạm thì sẽ trở về trạng thái tự do cho người khác đăng kí. Lúc này tên miền lại bắt đầu một vòng đời mới như trên.
Làm thế nào để đăng kí tên miền quốc tế?
Chuẩn bị hồ sơ
Để đăng kí domain quốc tế, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn ra đơn vị cung cấp phù hợp. Sau đó chuẩn bị những loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Đó là bản khai đăng kí tên miền quốc tế theo đúng quy định của nhà cung cấp.
Thực hiện đăng kí domain
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, bạn tiến hành nộp hồ sơ tới nơi đăng kí domain quốc tế. Có 3 cách để nộp, đó là: tới trực tiếp trụ sở của nhà cung cấp, gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới địa chỉ của nhà cung cấp và thực hiện đăng kí trực tuyến nếu có sử dụng chữ kí số.
Các nguyên tắc và lưu ý khi đăng kí domain quốc tế
Đăng kí domain quốc tế cũng có những quy định riêng và cần đảm bảo một số điều kiện sau:
- Tên miền không được chứa khoảng trắng hay kí tự đặc biệt. Nếu muốn tạo khoảng trống giữa các từ thì dùng dấu gạch nối “-”.
- Nên đặt tên miền ngắn, dễ nhớ và không gây nhầm lẫn giữa các thương hiệu.
- Tên miền nên liên quan tới lĩnh vực hoạt động và thương hiệu để tăng lưu lượng truy cập cũng như củng cố vị trí thương hiệu trên thị trường.
- Khi tên miền hết hạn, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp nên nộp phí gia hạn trong thời gian sớm nhất.
Trên đây là những thông tin về tên miền quốc tế, cũng như chi tiết vòng đời của tên miền quốc tế. Có thể thấy, mỗi domain đều có thời gian hoạt động nhất định chứ không thể sử dụng được mãi. Bởi vậy, bạn nên nắm rõ về vòng đời của tiên miền quốc tế để sử dụng hiệu quả cho website.