Kiểm thử website là cách giúp bạn nhận biết được quá trình thiết kế web của mình có vướng mắc gì không. Việc kiểm tra giúp bạn có một thiết kế website có hiệu suất sử dụng cao nhất. Và điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn về phát triển và kiểm thử. Đó là hành trang không thể thiếu cho các Tester trước khi bước chân vào con đường kiểm thử. Vậy quy trình kiểm thử trang web mới nhất cho Tester như thế nào. Bài viết này sẽ đưa bạn hiểu rõ hơn những gì bạn cần biết.
Tổng quan về kiểm thử website cho Tester
Trong thiết kế web, kiểm thử website được hiểu đơn giản là kiểm tra ứng dụng web. Xem trong quá trình thiết kế có các lỗi tiềm tang nào không và khắc phục trước khi đưa nó vào sử dụng ở môi trường production hay không.
Tester chính là những người kiểm tra phần mềm. Nhiệm vụ chính của những software tester chính là tìm ra lỗi. Sau đó thông báo lại cho lập trình viên để họ tiến hành sửa lỗi. Quá trình tìm kiếm lỗi gọi là testing. Tester sử dụng các công cụ và kinh nghiệm làm việc của mình để tìm ra bug, ngoài ra họ còn phải tự học lập trình thêm để bổ sung kiến thức và tiếp cận công nghệ mới dễ dàng hơn.
Một khi lỗi đã được sửa xong, tester sẽ tiến hành test lại các lỗi trên một lần nữa. Căn cứ vào các yêu cầu phần mềm, bản thiết kế chi tiết, bản đặc tả phần mềm để test.
Theo trang web design developments: “Kiểm thử web chính là một trong những quy trình bắt buộc trong lập trình website mà hầu hết các công ty đều phải thực hiện để đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình.” Chính vì vậy mà các công ty cần có một quy trình kiểm thử chuyên nghiệp để mang đến sản phẩm tốt nhất cho khách hàng của mình trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay.
Xem thêm: Tổng quan quy trình thiết kế web trọn gói
Quy trình kiểm thử website mới nhất cho Tester
Một quy trình kiểm thử website chuyên nghiệp cần phải đảm bảo đầy đủ các bước, theo chia sẻ của CEO Vy Nguyễn Khánh Hùng từ công ty Mona Media ngoài việc cho khách hàng feedback website để tối ưu nhất theo đúng ý khách hàng thì các công ty thiết kế web cần có những quy trình test riêng với sản phẩm của mình làm ra nhằm đảm bảo mang đến trang web tốt nhất cho khách hàng. Nếu bạn chưa có một quy trình, bạn có thể tham khảo các bước test website dưới đây.
Kiểm thử chức năng của trang web
Kiểm thử chức năng của trang web hay còn gọi là Functionality Testing. Đây là một loại kiểm thử website hộp đen và test case của nó được dựa trên đặc tả của ứng dụng phần mềm/thành phần đang test. Các chức năng được test bằng cách nhập vào các giá trị và kiểm tra kết quả đầu ra. Kiểm thử chức năng được thực hiện dựa trên yêu cầu và dựa trên quy trình nghiệp vụ.
- Kiểm thử website dựa trên yêu cầu: Sử dụng các đặc tả kĩ thuật của các yêu cầu chức năng để làm cơ sở cho việc test các thiết kế. Nội dung của các yêu cầu có thể làm các mục kiểm thử ban đầu. Hoặc sử dụng nó như một danh sách các mục kiểm thử hoặc không kiểm thử. Các tester dựa trên yêu cầu để phân mức độ ưu tiên trong quá trình kiểm thử (ưu tiên các yêu cầu có mức độ rủi ro cao hơn).
- Kiểm thử website dựa trên quy trình nghiệp vụ: Mô tả các kịch bản scenario liên quan đến các nghiệp vụ hàng ngày của hệ thống website. Các usecase được bắt nguồn phát triển theo hướng đối tượng. Lấy các quy trình nghiệp vụ làm điểm khởi đầu. Các quy trình nghiệp vụ xuất phát từ các nhiệm vụ được thực hiện bởi người dùng. Các usecase chính là cơ sở hữu ích cho các testcase từ góc độ nghiệp vụ.
Kiểm thử website chức năng bao gồm 5 bước cơ bản:
- Bước 1: Xác định chức năng mà phần mềm mong muốn sẽ thực hiện
- Bước 2: Tạo ra các dữ liệu đầu vào dựa trên các tài liệu đặc tả kĩ thuật của các chức năng.
- Bước 3: Xác định kết quả đầu ra
- Bước 4: Thực hiện các trường hợp kiểm thử
- Bước 5: So sánh kết quả thực tế với kết quả mong muốn.
Kiểm thử website về khả năng sử dụng
Usability testing đóng một vài trò cực kì quan trọng trong bất kì một ứng dụng website nào. Kiểm thử web về khả năng sử dụng đảm bảo kiểm tra tất cả các test case xuất phát từ người dùng. Kiểm thử khả năng sử dụng của website bao gồm:
- Kiểm tra điều hướng của website: Kiểm thử trang web với tất cả các tùy chọn như UI/ UX, menu, liên kết hoặc các button trên website phải hiển thị và có thể truy cập được. Điều hướng trang web phải dễ dàng sử dụng. Nội dung hướng dẫn phải rõ ràng và đáp ứng được mục đích. Đảm bảo tất cả các tùy chọn trên header, footer và các điều hướng phải nhất quán trên mỗi trang.
- Kiểm tra nội dung của trang web: Nội dung trang web phải không bị mắc lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp trong nội dung. Tích hợp Alt trong hình ảnh và phải không có ảnh hỏng. Xác nhận tính hợp lệ tất cả giao diện người dùng. Nội dung trên website phải thật rõ ràng và dễ hiểu. Tránh sử dụng những gam màu tối cho website. Kích thước hình ảnh phải phù hợp, Anchor test phải hoạt động bình thường…
- Kiểm thử cơ sở dữ liệu: Kiểm thử website về cơ sở dữ liệu để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu. Các hoạt động kiểm tra bao gồm: Kiểm tra nếu các truy vấn được thực hiện mà không xảy ra lỗi. Kiểm tra việc thêm mới, cập nhật hoặc xóa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu nên duy trì tính toàn vẹn. Truy vấn dữ liệu không nên mất quá nhiều thời gian. Kiểm tra việc load dữ liệu và kết quả nhận được với các truy vấn dài. Dữ liệu nhận được có chính xác hay không…
Kiểm thử cấu trúc/ kiến trúc phần mềm website
Kiểm thử website cấu trúc, kiến trúc phần mềm structural testing có thể xảy ra ở mức độ kiểm thử nào. Và nó thường được áp dụng chủ yếu ở kiểm thử thành phần, tích hợp. Phương pháp kiểm thử cấu trúc/ kiến trúc phần mềm website cũng có thể áp dụng cở các mức độ như: kiểm thử tích hợp hệ thống, kiểm thử chấp nhận. Kĩ thuật Kiểm thử website cấu trúc được sử dụng tốt nhất sau các kĩ thuật dựa trên các đặc điểm kĩ thuật. Giúp cho việc đo lường kĩ lưỡng kiểm thử thông qua đánh giá độ bao phủ của loại cấu trúc. Nếu độ bao phủ không phải là 100%, các kiểm thử sẽ được thiết kế để kiểm tra các mô hình luồng điều khiển.
Kiểm thử sự tương thích của website
Một thiết kế website chuyên nghiệp phải đảm bảo sự tương thích trên mọi trình duyệt. Vì vậy, Kiểm thử website về sự tương thích đảm bảo làm thế nào để ứng dụng làm việc trong các môi trường được hỗ trợ. Sử dụng ứng dụng web trên các hệ điều hành khác nhau. Khả năng tương thích của trình duyệt, khả năng tính toán của phần cứng, cơ sở dữ liệu và khả năng xử lý băng thông mạng…Kiểm thử tương thích giúp đảm bảo các ứng dụng thiết kế trang web có hiển thị đúng trên các thiết bị hay không. Bạn cần đảm bảo rằng các ứng dụng của bạn đang được hiển thị cũng như kiểm tra AJAX, JavaScript và xác thực hoạt động chính xác.
Kiểm thử giao diện website
Có 3 lĩnh vực trong Kiểm thử web giao diện đó là Web Server, Application Server và Database Server. Kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên lạc giưa các Server phải được thực hiện đúng. Xác minh kết nối giữa máy chủ được thiết lập lại hay bị mất. Kiểm tra xem có bất kì xung đột nào giữa ứng dụng đang hoạt động. Trả về bất kì lỗi từ web server hoặc database server đến application server. Xử lý và hiển thị kết quả tới người dùng.
Kiểm thử bảo mật của website
Kiểm thử website bảo mật được thực hiện để đảm bảo rằng không gặp phải bất kì rò rỉ thông tin nào về mã hóa dữ liệu. Đối với một thiết kế web thương mại điện tử. Việc Kiểm thử bảo mật website đóng vai trò cực kì quan trọng. Các hoạt động kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra truy cập trái phép vào các trang an toàn. Nếu là thay đổi của người dùng từ “https” sang “http” thì thông báo thích hợp sẽ được hiển thị và ngược lại.
- Kiểm tra các thông tin liên quan đến giao dịch. Những thông báo lỗi, cố gắng đăng nhập nên được ghi vào file log.
- Kiểm tra các tệp tin tải xuống có bị hạn chế hay không
- Kiểm tra các thư mục trang web hoặc tập tin có thể truy cập được trừ khi không được cấu hình để tải xuống.
- Kiểm tra việc truy cập các trang internal nếu đăng nhập yêu cầu được thì chuyển hướng đến trang đăng nhập. Hoặc thông báo thích hợp sẽ được hiển thị.
- Kiểm tra Captcha thêm vào có hoạt động bình thường để tự động ngăn chặn các đăng nhập hay chưa.
- Kiểm tra session hết hạn sau thời gian được xác định nếu người dùng không thao tác trên trang web của bạn
- Kiểm tra user/ password không hợp lệ…
Như vậy, kiểm thử website thực sự rất quan trọng đối với các tester cũng như một công ty lập trình, một công ty thiết kế website chuyên nghiệp cần phải có quy trình test chi tiết, đầy đủ để đảm bảo sản phẩm của mình ít phát sinh lỗi nhất trong quá trình vận hành, những công ty có quy trình thiết kế và test web chuyên nghiệp như MonaMedia luôn là lựa chọn cho những người muốn làm web chất lượng.
Hy vọng với những chia sẻ về quy trình kiểm thử web mới nhất cho Tester sẽ giúp bạn trở thành một tester chuyên nghiệp nhất. Bạn đã biết cách tìm ra lỗi và khắc phục hiệu quả cho website của mình. Chúc thành công đến với bạn trong thời gian sớm nhất.